Saturday, March 3, 2012

REMOVAL OF THE CONDITION – THẺ XANH 10 NĂM – MẪU ĐƠN I-751 - DO NGUYỄN SOẠN THẢO




Removal Of The Condition – Thẻ Xanh 10 Năm – Mẫu Ðơn I-751

Immigration Marriage Fraud Amendments of 1986 (còn gọi là gian lận sửa đổi về hôn nhân nhập cư) là đạo luật được lập ra để ngăn ngừa những vấn đề lập hôn thú giả để hưởng những điều luật di trú. Ðạo luật này đã tạo nên rất nhiều sự khó khăn cho “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” (Beneficiary) và “người bảo lãnh” (Petitioner).

Ðạo luật này nói rằng người thừa hưởng sẽ được thẻ xanh có giá trị 2 năm nếu:

1. Người thừa hưởng được sự thường trú do sự hôn nhân với công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân (tức là bảo lãnh theo diện phối ngẫu).

2. Sự hôn nhân đó dưới 2 năm khi “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” được sự thường trú.


Ðiều kiện của thẻ xanh 2 năm có thể bỏ đi nếu “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” làm mẫu đơn I-751 chung với “người bảo lãnh” 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn hoặc làm mẫu đơn I-751 và xin miễn sự đòi hỏi làm chung với “người bảo lãnh.” Ðiều kiện của thẻ xanh 2 năm đã cho Sở Di Trú cơ hội lần thứ hai để khảo sát sự hôn nhân của đương sự có thật hay không.

Nếu sự hôn nhân đã quá 2 năm khi “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” được sự thường trú, thì đương sự phải được thẻ xanh 10 năm. Có trường hợp Sở Di Trú làm sai khi cấp thẻ xanh có giá trị 2 năm cho “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” dù rằng ngày được sự thường trú đã quá 2 năm từ ngày làm hôn thú. Trong trường hợp đó, “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” có quyền khiếu nại để điều chỉnh thẻ xanh và không phải làm mẫu đơn I-751.


Có vài lý do mà nhân viên của Sở Di Trú Hoa Kỳ tại phi trường làm sai về trường hợp cấp thẻ xanh 2 năm và 10 năm. Ví dụ khi đương sự đi phỏng vấn và được cấp chiếu khán nhập cảnh bởi Lãnh Sự Hoa Kỳ, lúc đó hôn thú chưa đủ 2 năm, cho nên Lãnh Sự Hoa Kỳ phải cấp chiếu khán với mã số thẻ xanh 2 năm. Nhưng sau đó đương sự nhập cảnh Hoa Kỳ (ngày nhập cảnh là ngày đương sự thường trú) sau 2 năm lập hôn thú, theo luật Sở Di Trú phải cấp đương sự thẻ xanh 10 năm. Vì nhân viên Sở Di Trú dựa vào mã số trên chiếu khán cho nên làm sai và cấp cho đương sự thẻ xanh 2 năm.

Lưu ý:

Đạo luật Immigration Marriage Fraud Amendments of 1986 nói rằng ngày được sự thường trú chứ không phải là ngày được thẻ xanh. Tức là ngày được chấp thuận sự thường trú chứ không phải ngày nhận được thẻ xanh. Ðiển hình là trong trường hợp “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” được bảo lãnh và phỏng vấn tại quê nhà của họ. Khi nhập cảnh Hoa Kỳ lần đầu tiên, thì ngày nhập cảnh đầu tiên là ngày được sự thường trú. Khoảng 3-6 tháng thì Sở Di Trú sẽ gửi thẻ xanh về.

Trong trường hợp khác, “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” hiện có mặt tại Hoa Kỳ và làm hồ sơ thay đổi tình trạng di trú sang diện thẻ xanh, sau khi phỏng vấn và hồ sơ được chấp thuận, thì ngày hồ sơ chấp thuận là ngày được sự thường trú. Khoảng 12 tháng sau thì Sở Di Trú sẻ gửi thẻ xanh về.


Ðạo luật Immigration Marriage Fraud Amendments of 1986 được áp dụng vào trường hợp người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân. Nhưng những trường hợp bão lãnh theo diện vợ chồng mà “người bảo lãnh” chỉ có thẻ xanh của thường trú nhân thì thời gian chờ đợi để được xin cấp lại thẻ xanh là khoảng 5 năm. Những trường hợp đó “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” phải được thẻ xanh 10 năm vì từ ngày lập hôn thú đến ngày được sự thường trú đã quá 2 năm.Đơn I-751 để được thẻ xanh 10 năm có phần khó hơn cuộc phỏng vấn thẻ xanh 2 năm vì Sở Di Trú sẽ tách rời hai vợ chồng ra và hỏi mỗi người những câu hỏi y như nhau để xem hai vợ chồng trả lời giống nhau hoặc khác nhau.

Nếu “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” hoặc “người bảo lãnh” không đi phỏng vấn chung sau khi được hẹn thì sự thường trú của “người thừa hưởng” sẽ tự động bị chấm dứt (terminated) tính từ ngày thẻ xanh 2 năm hết hạn. Vì lý do đó, nếu “người thừa hưởng” hoặc “người bảo lãnh” không đi phỏng vấn được theo ngày Sở Di Trú đã định, “người thừa hưởng” nên làm đơn yêu cầu Sở Di Trú dời ngày hẹn đi phỏng vấn vào ngày khác khi cả hai vợ chồng có thể đi phỏng vấn chung. 

Nếu đơn I-751 bị từ chối, Sở Di Trú sẽ báo cho “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh”” biết lý do đơn bị từ chối và Sở Di Trú sẽ chuyển hồ sơ của “người thừa hưởng” qua tòa di trú để tiến hành thủ tục trục xuất. Thường Sở Di Trú không tiến hành hồ sơ trục xuất ngay sau khi đơn I-751 bị từ chối, cho nên “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” có thể lợi dụng cơ hội đó để làm mẫu đơn I-751 mới và xin miễn sự đòi hỏi làm đơn chung với “người bảo lãnh.” 

Khi “người thừa hưởng” làm mẫu đơn I-751 mới, Sở Di Trú sẽ hoãn sự tiến hành hồ sơ trục xuất để Sở Di Trú có cơ hội xét đơn I-751 mới đó. Nếu Sở Di Trú quyết định rằng:

1. Sự hôn nhân của hai vợ chồng là hợp pháp theo luật của nơi làm hôn thú;

2. Sự hôn nhân là chân thật;

3. Trong thời gian giá trị thẻ xanh 2 năm, hôn thú không bị tòa án bãi bỏ; và

4. Không phải trả bất cứ chi phí nào để khuyến dụ hoặc thuyết phục ai để làm đơn bảo lãnh lúc đầu (ngoài tiền luật sư phí để làm hồ sơ bảo lãnh ra), Sở Di Trú sẽ phải chấp thuận đơn I-751 và cấp thẻ xanh 10 năm cho “người thừa hưởng.”


Ðể quyết định rằng sự hôn nhân là chân thật, câu hỏi chính cần trả lời là ý định của hai người Lúc lập hôn thú. Cho nên, nếu hai người thật sự là vợ chồng nhưng sự hôn nhân của hai người không thành (tức là không còn sống với nhau như vợ chồng trong thời gian thẻ xanh 2 năm) và hôn thú chưa bị tòa án bãi bỏ, Sở Di Trú có thể chấp thuận đơn I-751 đó. Nhưng Sở Di Trú có thể nhìn vào sự đổ vở hôn nhân của 2 người để quyết định về sự chân thật trong hôn nhân của 2 người.

Nếu Sở Di Trú biết tin tức khác thường gì về đơn I-751 của 2 người, Sở Di Trú phải cho “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” cơ hội để giải thích. Sau khi “người bảo lãnh” giải thích, nếu Sở Di Trú hài lòng với sự giải thích đó thì Sở Di Trú có thể chấp thuận đơn I-751 đó và nếu Sở Di Trú không hài lòng với sự giải thích thì Sở Di Trú sẽ từ chối đơn I-751 đó.

Khi Sở Di Trú từ chối đơn I-751, Sở Di Trú phải cho biết lý do trên thư từ chối. Khi đơn I-751 bị từ chối, sự thường trú và giấy phép đi làm của “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” sẽ bị kết thúc. “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” không được kháng cáo sự từ chối. Nhưng thường sau khi đơn I-751 bị từ chối, Sở Di Trú sẽ chuyển hồ sơ qua tòa di trú để tiến hành thủ tục trục xuất. Khi đó “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh”” có quyền yêu cầu tòa di trú xét lại đơn I-751 của đương đơn. 

Sở Di Trú có bổn phận chứng minh rằng chi tiết trong đơn I-751 không đúng và sự từ chối là hợp pháp. Trong thời gian hồ sơ được tòa di trú xét sử, “người thừa hưởng hay người được bảo lãnh” được Sở Di Trú cấp giấy tạm chứng minh sự thường trú.

Where to File:

Applicants must file Form I-751 at the USCIS California Service Center or the USCIS Vermont Service Center, depending on where they live.
If you live in Alaska, American Samoa, Arizona, California, Colorado, Guam, Hawaii, Idaho, Illinois, Indiana, Iowa, Kansas, Michigan, Minnesota, Missouri, Montana, Nebraska, Nevada, North Dakota, Ohio, Oregon, South Dakota, Utah, Washington, Wisconsin, and Wyoming, file with the California Service Center at:

USCIS California Service Center
P.O. Box 10751
Laguna Niguel, CA 92607-1075


If you live in Alabama, Arkansas, Connecticut, Delaware, Washington, D.C., Florida, Georgia, Kentucky, Louisiana, Maine, Maryland, Massachusetts, Mississippi, New Hampshire, New Jersey, New Mexico, New York, North Carolina, Oklahoma, Pennsylvania, Puerto Rico, Rhode Island, South Carolina, Tennessee, Texas, Vermont, Virginia, U.S. Virgin Islands, and West Virginia, file with the Vermont Service Center at:

USCIS Vermont Service Center
75 Lower Welden Street
P.O. Box 200
St. Albans, VT 05479-0001
Filing Fee: $590


(Add $85 biometric fee for a total of $590, where applicable. See the form instructions for payment details.)